Biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 4 qua bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”

Các tác giả

  • Đinh Thanh Huyền Giáo dục Tiểu học D2020 Tiếng Anh, Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội
  • Nguyễn Thị Vinh Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội
  • Nguyễn Lý Phương Linh

Tóm tắt

Phát triển năng lực nói chung và năng lực đọc hiểu văn bản là một trong những vấn đề quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với việc đổi mới phương pháp dạy học đọc hiểu trong nhà trường phổ thông hiện nay. Trong những năm gần đây, việc phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh Tiểu học đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, song những bất cập trong việc triển khai phát triển năng lực đọc hiểu vẫn đang tồn tại. Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh lớp 4, bài viết đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục một số bất cập trong việc phát triển năng lực đọc hiểu, cụ thể: Bám sát mục tiêu dạy học Ngữ văn trong nhà trường; Linh hoạt trong tiếp cận nội dung dạy học để đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh; Tạo sự kết nối giữa phương pháp dạy học đọc hiểu với đánh giá năng lực đọc hiểu; Ngoài ra, những điều kiện thực hiện phát triển năng lực đọc hiểu cũng cần được đảm bảo (Chất lượng và số lượng các bộ công cụ sử dụng trong đánh giá; Năng lực của giáo viên; Nhận thức của học sinh, phụ huynh, xã hội về phát triển năng lực đọc hiểu,...).

Tài liệu tham khảo

/1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/1018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

/2. Debra S. Peterson, Barbara M. Taylor, 2012, Using Higher Order Questioning To Accelerate Students’ Growth in Reading. Reading Teacher, Vol.65, Issue 5, ppt. 285–304.

/3. Donna Ogle, 1986. K-W-L: A teaching model that develops active reading of expository text. Reading Teacher, 39, p.564–570.

/4. Nghị quyết số 29/NQ-TW, ngày 4/11/2013, Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

/5. Nguyễn Thanh Hùng (2008), Đọc – hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, tr.76.

/6. Nguyễn Trọng Hoàn (2006), Một số vấn đề đọc hiểu văn bản Ngữ văn, Tạp chí Giáo dục số 5.

/7. Phạm Phương Anh, (2015), Ngữ liệu dạy học trong SÁCH GIÁO KHOA môn Tự nhiên và xã hội và Tài liệu Macmillan Natural and Social Science 1, 2, 3, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 6 (71).

/8. Phạm Thị Thu Hương, (2018), Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

/9. Ruth Ann Williamson, 1996. A Self-Questioning – An Aid to Metacognition. Reading horizons, Vol. 37, No. 1 p.31–47.

/10. https://cth.edu.vn/tong-quan-ve-ky-nang-doc-hieu/

/11. https://trandinhsu.wordpress.com/2013/08/30/doc-hieu-van-ban-khau-dot-pha-trong-day-hoc-van-hien-nay/

Tải xuống

Đã Xuất bản

12-04-2025

Cách trích dẫn

Đinh Thanh Huyền, Nguyễn Thị Vinh, & Nguyễn Lý Phương Linh. (2025). Biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 4 qua bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”. Tạp Chí Khoa học Trường ĐHSP Hà Nội 2: Chuyên San Khoa học Giáo dục, 2(03), 79. Truy vấn từ https://sjes.hpu2.edu.vn/index.php/journal/article/view/568